Ước mơ của em bé bán vé số mồ côi

Thứ 6, 17/06/2016 08:01
Gặp em vào một buổi chiều hè tháng 7 sau cơn mưa rào mát lạnh, đến giờ trong tâm trí tôi vẫn còn như in hình ảnh một cô bé nhỏ xíu với mái tóc cột vội hơi rối, bộ quần áo mặc ở nhà lấm nhựa nhưng rất sạch sẽ. Và điều có lẽ mãi mãi sau này tôi cũng không quên được là câu trả lời khi được hỏi: Ước mơ của em là gì?

Gặp em vào một buổi chiều hè tháng 7 sau cơn mưa rào mát lạnh, đến giờ trong tâm trí tôi vẫn còn như in hình ảnh một cô bé nhỏ xíu với mái tóc cột vội hơi rối, bộ quần áo mặc ở nhà lấm nhựa nhưng rất sạch sẽ. Và điều có lẽ mãi mãi sau này tôi cũng không quên được là câu trả lời khi được hỏi: Ước mơ của em là gì?

Tôi chỉ là một chàng chụp ảnh dạo, một hôm ngang qua phố Lê Trọng Tấn chụp mấy bức hình đăng báo cho tòa soạn, tình cờ lọt vào máy tôi là hình ảnh một em bé bán vé số gầy, da hơi ngăm với bộ quần áo cộc cũ nhưng lại có ánh mắt rất sáng và nụ cười tươi rói. Em không xinh xắn, trắng trẻo, dễ thương như những cô bé cùng lứa tuổi, đơn giản bởi em phải lang thang mưu sinh từ quá sớm.

Chụp được bức hình quá tâm đắc khi em cười đưa vé số cho khách, nụ cười tươi hạnh phúc nhưng dường như cũng chất chứa nhiều phiền muộn, thứ đáng ra sẽ không có ở độ tuổi chừng 13, 14 này.

Tôi ghé đến hỏi mua cho em một tờ XSTD rồi nhân tiện bắt chuyện luôn, em hồ hởi và lễ phép lắm. Tôi hỏi em bao nhiêu tuổi, quê ở đâu, bố mẹ đâu sao lại lang thang đi bán vé số mà không đi học. Em lặng đi một chút rồi cúi mặt trả lời: Em năm nay 13 tuổi rưỡi, quê ở Hà Tĩnh, bố mẹ em đều mất cả, hồi nhỏ em có được đi học đến lớp 3 nhờ ở với nhà dì, nhưng sau đó dì li hôn chồng không đủ chu cấp cho em nên em được một bác trong làng dẫn lên Hà Nội đi bán vé số dạo. Từ hồi đó đến giờ cũng cỡ khoảng gần 4 năm rồi.

Hòn đảo nhiệt đới giải thưởng của cậu bé 4 tuổi

Tôi hỏi em bán vé số như này có đủ sống không, có đủ trả tiền thuê trọ cùng mấy người trong làng như em vừa nói không, thì em lại càng buồn hơn. Em nói cũng có lúc đủ lúc không, có những lúc nợ tiền thuê ở lâu quá, bị người ta đuổi phải ra ở gầm cầu. Nhưng rồi ánh mắt của em lóe lên một niềm vui nhỏ, em kể tiếp: “Nhưng mà cũng vui lắm anh à, mấy cô bác thương em lắm, thi thoảng lại cho về quê chơi với dì và các em”.

Nghe lời kể của em, tôi thấy lòng mình nặng trĩu. Ở cái tuổi của em, bọn trẻ trên phố này còn đang được bố mẹ đưa đón đi học hàng ngày, rồi học thêm năng khiếu piano, nhạc họa,.. chứ đâu phải lang thang đi bán xổ số không biết ngày mai như này.
Chợt nhớ ra còn một điều quan trọng chưa hỏi em, tôi tiếp tục: “Thế ước mơ của em là gì, sau này lớn lên em muốn trở thành người như thế nào?”

Và đây mới là câu trả lời khiến tôi chết lặng...
“Ước mơ của em là mỗi ngày đều có một ổ bánh mì của nhà bà Năm cuối phố để ăn. Có hôm không bán được tờ vé số nào em không dám mua bánh ăn, vì em còn phải để dành một ít tiền về cho dì nuôi em. Có bác ở cùng thương quá lại cho em ăn ké bát bún riêu mua về ăn tối.”

Thế mà tôi cứ nghĩ, em sẽ nói với tôi về những ước mơ trở thành ca sĩ, cô giáo hay bác sĩ như những đứa trẻ khác. Vậy mà ước mơ của em lại chỉ vẻn vẹn là một ổ bánh mì. Tôi hỏi em có thích đi học không, em nói cũng thích nhưng chắc không bao giờ có điều kiện đặt chân đến trường nữa, nhưng em vẫn hay lấy các viên gạch vẽ nguệch ngoạc trên nền vỉa hè các chữ cái được học hồi xưa mỗi khi không có người mua vé số.

Nói rồi em chào tôi lịch sự để chạy đến chỗ người khách vừa gọi mua xổ số. Tôi chỉ biết ngồi lặng người trước câu chuyện em vừa kể, và nghĩ rằng nhất định mình phải viết một câu chuyện về em, về bao đứa trẻ với ước mơ đơn giản đến thắt lòng như thế nữa…
Nguyễn Thanh