menu xo so
Hôm nay: Thứ Bảy ngày 23/11/2024
ket qua xo so hom nay

Nước mắt tuổi xế chiều

Thứ 3, 07/06/2016 16:11

Phương thức hoạt động của đường dây này là những cụ còn khỏe sẽ đẩy xe cho những cụ già yếu hơn đi bán vé XSMN. Số tiền lời thu được từ việc bán vé số của các cụ già sẽ bị Hải thu lại gần hết.


Người dân trên đường Phạm Văn H, phường 5 quận Tân Bình không ai là không biết tới "sào huyệt" của ông Hải, quê Phú Yên. "Sào huyệt" này đã tồn tại gần 2 năm nay với khoảng hơn 20 ông cụ, bà cụ già yếu, chuyên phải đi bán vé số để kiếm tiền về nộp cho ông chủ.

Nuoc mat tuoi xe chieu hinh anh
Ảnh minh họa
Các cụ già cũng hầu hết là cùng quê Phú Yên với Hải hoặc các vùng lân cận. Thỉnh thoảng Hải lại về quê hoặc nhờ người thân ở quê "lựa chọn", tìm giúp những cụ già có hoàn cảnh khó khăn, không muốn phụ thuộc con cháu hoặc không nơi nương tựa để đưa vào Hồ Chí Minh làm thuê cho hắn đổi lấy bữa ăn.
Thời gian trú chân tại mỗi địa điểm không dài, thường thì Hải chỉ trụ lại một nơi trong khoảng 1- 2 năm rồi di chuyển tới chỗ khác để che mắt cơ quan pháp luật. "Nhân viên" dưới quyền của Hải giờ là hơn 20 cụ, có những đợt cao điểm lên tới gần 40 cụ chen chúc trong gian nhà chật hẹp.
Phương thức hoạt động của đường dây này là những cụ còn khỏe sẽ đẩy xe cho những cụ già yếu hơn đi bán vé XSMN. Số tiền lời thu được từ việc bán vé số của các cụ già sẽ bị Hải thu lại gần hết.
Cụ Yến, gần 80 tuổi, vừa ngồi xoa bóp cái chân nhức mỏi vừa kiểm lại xấp vé XS để chuẩn bị cho một hành trình mới rong ruổi khắp các con phố, cụ kể : “Mỗi ngày tui đi bán từ 5 giờ chiều đến 1-2 giờ sáng thì về. Cách ăn chia với chủ là nếu bán được 100 vé số loại 10.000 đồng/vé, tiền lời là 100.000 đồng thì chủ lấy 30.000 đồng, tui còn 70.000 đồng. Trừ chi phí cho người đẩy xe, tiền lời còn lại sau một ngày rong ruổi khoảng 20.000-30.000 đồng”.
Ở Phú Yên, cụ Yến cũng có con cháu nhưng: “Thấy tụi nó nghèo khó quá tui ngồi không không đành. Nghe trong xóm có nhiều người theo chú H. vào Sài Gòn bán vé số cũng kiếm được đồng một đồng hai sống qua ngày, tui cũng xin theo. Tui tính đợt này nghỉ vì không đi nổi nữa. Thế nhưng đợt vừa rồi có trện bão lũ nên nhà cửa của con cháu bị cuốn trôi cả, chúng nó lại trắng tay nên tôi lại cố gắng đi bán tiếp để kiếm tiền tự nuôi thân” – nói xong cụ Yến vuốt những giọt nước mắt trên hai gò má già nua, nghe sao mà chua xót.
Khó khăn là vậy, bị chặn đầu chặn đuôi, cả ngày chỉ được hai ba chục bạc mà vẫn không yên thân. Nỗi ảm ảnh lớn nhất của các cụ già còn có những tên lưu manh chuyên giật vé số. Hầu như ngày nào cũng có cụ bị trường hợp này. Mặc dù có “ăn chia” và mấy vòng giám sát của “ông chủ” cùng người đẩy xe nhưng khi mất vé KQXSMN thì chỉ có các cụ phải chịu bồi thường. Sau những lần bị giật vé, số nợ của các cụ với Hải lại tăng lên. Thậm chí theo chính lời của Hải thì có những cụ già đến chết vẫn còn mắc nợ tiền vé số của anh ta.
“Ở cái tuổi 70-80 của tụi tui chắc cũng không sống được bao lâu nữa. Chắc những giọt mồ hôi, nước mắt này là những giọt mồ hôi, nước mắt cuối đời. Tụi tui biết mình bị ăn chặn đầu này đầu kia nhưng cũng đành vì ít ra mình cũng còn lại chút đỉnh đủ để nuôi thân” - một bà cụ nghẹn ngào.

Minh Hoàng
len dau
X