Lấy vé số của người khác rồi lĩnh thưởng thì phạm tội gì?

Thứ 7, 18/04/2020 09:26
Mới đây có thông tin về trường hợp của Trương Văn Lộc (SN 1973, ngụ ấp Mỹ Lương, xã Mỹ Hạnh Đông, TX.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mua 5 vé xskt Cần Thơ. 5 tờ vé số này sau đó đã trúng số độc đắc nhưng do bị mất và đối tượng lấy vé số sau đó đã đi lĩnh thưởng.
Trường hợp bị mất 5 vé số trúng thưởng của người đàn ông ở Tiền Giang
 
Mới đây có thông tin về trường hợp của Trương Văn Lộc (SN 1973, ngụ ấp Mỹ Lương, xã Mỹ Hạnh Đông, TX.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mua 5 vé xskt Cần Thơ. 5 tờ vé số này sau đó đã trúng số độc đắc nhưng do bị mất và đối tượng lấy vé số sau đó đã đi lĩnh thưởng.
 
Sau khi phát hiện, ông Lộc đã chất vấn nhóm đối tượng nghi lấy vé số của ông. Thanh niên nhóm sau đó đã thương lượng, mỗi người sẽ trả lại cho ông 100-200 triệu đồng và chỉ trả cho ông 70 triệu đồng.

Ông Lộc bị mất 5 tờ vé số độc đắc
 
Đối với trường hợp người bán vé số cho ông Lộc thì có tin đồn nhóm thanh niên đã đe dọa, khiến người này bỏ điểm bán và đổi số điện thoại.
 
Bức xúc vì giải thưởng lớn bị chiếm đoạt, ông Lộc đã làm đơn trình bày toàn bộ sự việc lên cơ quan công an để giải quyết. Vậy trong trường hợp xác minh 5 đối tượng trên là người lấy vé số của ông Lộc, thì họ phạm tội danh gì và hình thức xử phạt ra sao?
 
Lấy vé số của người khác rồi lĩnh thưởng thì phạm tội gì?
 
Trao đổi với luật sư Nguyễn Minh Tấn (Tiền Giang), trường hợp xác định rõ nhóm thanh niên lấy 5 tờ vé số trúng giải đặc biệt của ông Lộc sau đó lĩnh thưởng thì nhóm người này đã cùng lúc phạm vào 2 tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
 
Theo luật sư, khi nhóm thanh niên gặp ông Lộc để thương lượng trả lại một phần tiền trúng số và đưa ông Lộc 70 triệu đồng, đã đủ yếu tố cấu thành tội “Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác”. Điều này được quy định tại điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Căn nhà ọp ẹp của ông Lộc
Khoản 2 của điều luật 176 nêu rõ, người nào chiếm giữ tài sản trị giá từ 200 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 1 – 5 năm. Tài sản bị chiếm giữ có giá trị càng cao thì hình phạt càng tăng nặng.
 
Do đó, với trường hợp nhóm thanh niên chiếm giữ 5 tờ vé số trúng giải đặc biệt của ông Lộc có thể dẫn tới việc bị truy tố, xét xử và buộc phải hoàn trả toàn bộ tài sản chiếm giữ trái phép (tiền trúng số) cho khổ chủ.
 
Như vậy, luật pháp đã có những quy định rất rõ ràng để xử lý trường hợp lấy vé số trúng thưởng của người khác rồi lĩnh thưởng. Hy vọng với trường hợp của ông Lộc ở Tiền Giang, cơ quan công an sớm vào cuộc để người đàn ông có hoàn cảnh khó khăn này có thể sớm nhận lại số tiền trúng số của bản thân.